Một căn bếp nhà hàng cần phải đáp ứng được phục vụ một lượng lớn số người ăn, vì vậy, vấn đề thiết kế bếp nhà hàng khách sạn rất quan trong, từ việc sắp đặt bếp công nghiệp ra sao, sắp xếp các thiết bị bếp công nghiệp thế nào. Bạn cần phải biết một số nguyên tắc cơ bản để có thể có những bố trí phù hợp cho căn bếp của nhà hàng mình.
Để giúp các khâu sơ chế và chế biến thực phẩm không đan lồng hay chồng chéo lên nhau cũng như đảm bảo sự tiện lợi cũng như tiết kiệm thời gian, không để thực phẩm sống ảnh hưởng đến các thực phẩm chín gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm bạn cần ứng dụng các nguyên tắc thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn một chiều .
Các quy trình thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn:
1. Thực phẩm tươi sống sau khi được nhập về sẽ được lưu trữ ở trong tủ mát hay tủ lạnh và ở giá của tủ kho.
2. Tại khu sơ chế, sơ chế thực phẩm trước khi chế biến.
3. Sau khi sơ chế, nhà hàng có thể đưa ngay đến khu chế biến hoặc bảo quản ở bàn lạnh, tủ mát để chuẩn bị nấu.
4. Tại khu bếp nguội dùng đế chế biến các món ăn nguội như salad, rau.
5. Khu pick up sẽ dành cho việc trưng bày và sắp đặt những thức ăn đã nấu chính, chuẩn bị sẵn sàng khi khách hàng yêu cầu.
6. Các chén đĩa được đưa vào khu rửa để vệ sinh, để ráo sau khi thực khách dùng xong món ăn.
Những khu chức năng chính cần có đó là:
1. Khu kho
Đây là nơi dùng để lưu trữ và bảo quản thực phẩm chưa chế biến, thực phẩm tươi sống. Khu này nên cách xa nơi để thức ăn chín. Những thiết bị cần có ở khu kho như: tủ đông, tủ mát, tủ lạnh công nghiệp, các loại giá để đồ để thực phẩm khô. Xe đẩy inox để vận chuyển thực phẩm. Máy làm đá viên.
2. Khu sơ chế
Đây là nơi dùng để sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng
Các thiết bị bếp nhà hàng cần có ở khu này:
- Thớt, dao để băm chặt, xử lý thực phẩm
- Các loại chậu rửa để có thể rửa riêng thịt, cá, rau…
- Thiết bị để sơ chế, làm nhỏ thực phẩm như máy xay thịt, máy vắt thịt, máy cưa xương…
- Giá inox để đựng rổ, giá
- Thùng rác để chứa phế thải
3. Khu nấu nướng
Đây là khu trung tâm cũng như quan trọng nhất của gian bếp nhà hàng. Các thiết bị cần có:
- Tủ cơm công nghiệp: Tùy vào số lượng mà nhà hàng dự tính phục vụ để trang bị tủ cơm hợp lý
- Bếp nấu: các loại bếp công nghiệp như bếp nấu , bếp rán, bếp hầm cần thiết
- Bàn và giá inox để đặt đồ ăn sau khi chế biến
- Thiết bị giữ nóng thực ăn để đảm bảo cung cấp những món ăn nóng sốt, đảm bảo vệ sinh và vị giác của khách hàng
- Thiết bị để gia vị, dầu ăn
- Bếp nguội để làm các món salad, rau quả, bếp này cần để riêng phòng tránh sử dụng lẫn dụng cụ: dao thớt
- Chụp hút khói giúp luân chuyển khí nóng do bếp sinh ra và mùi thức ăn ra ngoài đảm bảo gian bếp luôn thông thoáng, hợp vệ sinh
Các thiết bị bếp công nghiệp phải phù hợp với chức năng, không gian của căn phòng.
4. Khu phục vụ đồ uống, hệ thống bar
Bao gồm các thiết bị như bàn chậu rửa, bàn lạnh, quầy inox, thùng rác…
5. Khu rửa:
Khu rửa cần thiết có các hố chậu để rửa chén đĩa, vòi phun tráng, thùng rác, nếu có điều kiện thì là máy rửa chén, giá để bát đĩa, xe đẩy…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét